ADMIN: nhanguyen@hcmut.edu.vn

7. Đa thức

Trong Matlab một đa thức được biểu diễn bằng 1 vector hàng các hệ số với bậc giảm dần.

Ví dụ: Cần biểu diễn đa thức x^4-12x^3+25x^2+x-116, nhập như sau:

>>p=[1  -12  25  1  -116]
p=
 	 1  -12  25  1  -116

Để tìm nghiệm của đa thức, dùng lệnh roots

>>r=roots(p)

Nhân đa thức:

Hàm conv thực hiện nhân hai đa thức.

Ví dụ: Nhân 2 đa thức sau:
A(x)=x^3+2x^2+3^x+4 và b(x)=x^3+4x^2+9x+16

>>a=[1  2  3  4];  b=[1  4  9  16];
>>c=conv(a,b)

Cộng đa thức:

Matlab không có hàm cộng 2 đa thức mà dùng trực tiếp dấu + cho 3 đa thức cùng bậc

Ví dụ: Cộng 2 đa thức sau: A(x)=x^3+2x^2+3x+4 và b(x)=x^3+4x^2+9x+16

>>a=[1  2  3  4];b=[1  4  9  16];
>>d=a+b

Trường hợp không cùng bậc ta phải thêm các số không vào để cùng bậc

Chia đa thức:

Để chia đa thức, sử dụng hàm deconv, sử dụng lại đa thức b và c trên

>> [q,r]=deconv(c,b)

Đạo hàm:

>>h=polyder(c)

Tính giá trị một đa thức:

Để tính đa thức tại một giá trị x nào đó, sử dụng hàm polyval.

>>x=linspace(-1,3);
>>p=[1  4  -7  -10];
>>v=polyval(p,x);
>>plot(x,v),xlabel('x')